Mùa này sáng nắng chiều mưa, thời tiết thay đổi, khí hậu thay đổi, hầu như các bé đang bị tiêu chảy, đi lỏng, mùi tanh, bụng đau quặn mỗi lần đi đại tiện, đi bô nhiều, sau đó sốt cao, quấy khóc. Chắc hẳn các Mẹ đang lo lắng khá nhiều, đặc biệt các Mẹ mới tìm hiểu về thực dưỡng, cần những phụ phương hỗ trợ cho các Bé và Mẹ, Thiện Hương gửi đến nhà mình chính phương, những phụ phương được trích trong sách “Hướng Dẫn Thực Hành Y Học Thực Dưỡng Macrobiotics Bí Quyết Trị Bệnh” của Tiên sinh Ohsawa và nhiều điều cần tránh để giúp bé khoẻ hơn.
CHÍNH PHƯƠNG
– Ăn cơm gạo lứt, cháo gạo lứt hoặc bột gạo lứt với một ít muối mè hoặc nước tương tamari. Ăn 100% gạo lức là tốt nhất. Có thể ăn 70% gạo lứt và 30% rau củ hữa cơ hoặc mọc tự nhiên. Không ăn canh trong bữa ăn. Uống ít nước, mỗi miếng nước phải ngậm trong miệng nửa phút. Ngoài ra, có thể ăn thêm cốm gạo lứt, bánh cốm gạo lứt, bánh qui gạo lứt…
– Tất cả thực phẩm cho bé nên nấu chín và ăn nóng. Uống trà gạo lứt hoặc trà củ sen với lát gừng nướng- Có thể dùng thêm các món luộc ăn kèm cơm/ cháo: ngó sen, cà rốt, củ sen,….
PHỤ PHƯƠNG
1. Nước bột sắn dây ( trang 183)
– Công dụng: Trị tiêu chảy, cảm, sổ mũi, bệnh đường ruột, lao ruột (là thức uống tốt cho mọi người)
– Thành phần: Bột sắn dây, tương tamari
– Cách làm: Hòa tan một muỗng cà phê bột sắn dây với chút nước đánh tan, rồi đổ thêm ¼ lít nước, đem nấu sôi cho bột chín trong. Nêm ½ muỗng cà phê nước tương tamari.
– Cách sử dụng: Uống nóng, vừa uống vừa thổi, tránh ngồi trực tiếp dưới quạt hay máy lạnh
2. Trà tương mai sắn ( trang 191)
– Công dụng: Trị cảm, sổ mũi.
– Thành phần: 1 quả Ô mai thực dưỡng, 1 muỗng cà phê bột sắn dây, 1 muỗng cà phê gừng mài, 3 muỗng cà phê nước tương tamari và ¾ lít nước.
– Cách làm: Bóp nát ô mai cho vào ¼ lít nước, thêm bột sắn dây, hòa tan. Thêm gừng và phần nước còn lại, đem nấu sôi cho đến khi bột chín trong
– Cách dùng: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống cho thêm một muỗng cà phê tương tamari.
3. Áp nước gừng ( trang 283)
– Công dụng: giảm đau
– Thành phần: gừng già tươi, nước
– Cách làm: Lấy khoảng 100gram gừng già tươi mài mịn hoặc giã nát (hoặc lấy một muỗng cà phê vun bột gừng khô) cho vào một túi vải, cột miệng túi. Thả túi gừng vào cái nồi có chứa 2-4 lít nước đã nấu sôi, ép cho nước gừng chảy ra hòa vào nước. Lấy 1 cái khăn lông (hoặc miếng vải dày) nhúng vào nước gừng nóng rồi đem ra, vắt bớt nước và áp vào chỗ đau (càng chịu nóng càng tốt, nhưng đừng để phỏng da). Bên ngoài, phủ một cái khăn lông để giữ hơi nóng. Dùng hai khăn thay đổi áp 2-3 lần (giữ độ nóng liên tục) trong 15 phút.
4. Ngâm hông nước gừng ( trang 245)
– Công dụng: trị bệnh lỵ (kiết)- Thành phần: gừng tươi, nước
– Cách làm: Giã nát hoặc mài mịn khoảng ½ kg gừng tươi, bỏ vào túi vải, cột kỹ, đem nấu sôi với 8 lít nước. Đổ nước ra thau (chậu) lớn. Để nước nguội bớt còn khoảng 400C, cởi trần thân dưới và ngồi bệt mông vào thau cho nước ngập gần đến rốn. Thân trên quấn chăn giữ ấm. Ngâm 15-20 phút, rồi lau mình thật khô Mỗi ngày ngâm một lần trước khi đi ngủ. Nếu bệnh nhẹ thì giảm bớt phân nửa số lượng gừng. Nếu không ngâm, có thể dùng khăn lông nhúng nước gừng nóng áp vào bụng dưới trong khoảng thời gian 15-20p.
THỨC ĂN CẦN TRÁNH
Tuyệt đối không cho bé ăn những thực phẩm mang tính thịnh Âm (chứa nhiều axit) như trái cây, đường, sữa, đồ ngọt, thức uống có chất kích thích hoặc có gas (nếu có hoặc bà mẹ) như cà phê, trà, rượu, bia, soda…Ngoài ra, phải tránh cho bé sử dụng những rau củ thịnh âm như cà, măng, giá nấm, khoai tây, dưa chuột, đậu leo, chao, rau sống, thực phẩm ướp lạnh bằng tủ lạnh hoặc đá lạnh… và ăn thực phẩm gây chướng bụng như các loại đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, các loại hạt,…
Tri ân và yêu quý !