ĂN – TẠI SAO PHẢI ĂN?

Mục Lục

Tại sao phải ăn? Ấy là bởi vì chúng ta cần năng lượng để tồn tại và để hoạt động. Và  thức ăn là một trong những nguồn thiết yếu cung cấp năng lượng.

1. Câu chuyện về “ăn” ngày xưa

Ngày xưa, cái thời mà đói cũng không có ăn, con người có thể chỉ uống nước thôi là nhịn được rất nhiều ngày. Rồi những câu chuyện của các bà mẹ nhịn ăn nhường cơm cho các con lên chiến trường… Cái thời đói khổ ấy làm khắc sâu trong lòng mỗi người Việt. Thế nên Ăn mới trở thành nhu cầu thiết của chúng ta.

tại sao phải ăn

Con người thông thường sẽ ăn ba bữa vào các thời điểm sáng, trưa và tối, tuy nhiên vì nhiều lý do có thể có người ăn nhiều hay ít hơn con số này, chẳng hạn người có dạ dày kém thường ăn nhiều bữa để tránh gánh nặng tiêu hóa giúp dung nạp thức ăn tốt hơn. 

2. Ăn có tính đối tượng rất cao

Ăn có tính hướng đối tượng rất cao, tức là tùy thuộc vào thể trạng, mức độ hoạt động. Trẻ em, thanh niên, trung niên và người già đều có nhu cầu dinh dưỡng hết sức khác nhau về cả mặt chất và lượng. Như tất cả các hành vi khác, ăn cũng cần phải có phương pháp.

Mình có đọc một dòng tâm sự của một người mẹ đặc biệt, chỉ là tình cờ đọc được vì mình bị hấp dẫn bởi câu hỏi hiện lên đầu tiên – “Mẹ ơi! Làm để sống, vậy Ăn để làm gì?” – Đó là một dòng tâm sự buồn của một người mẹ đã mất con, khi mà chị ấy chỉ quan tâm đến đa dạng thực đơn hơn là dinh dưỡng đúng cách; chỉ quan tâm đến sự tăng cân của con nhiều hơn là chất lượng thực phẩm. Từ đầu tới cuối là sự hối hận với những câu nói “Xin đừng như tôi…”

tại sao phải ăn

3. Phải ăn như thế nào

Vậy nên mình mới hiểu, tuy việc ăn là thiết yếu, thức ăn là nguồn sống, phải ăn mới có thể duy trì hoạt động thường nhật, công việc, học tập, vui chơi, nhưng Ăn cũng cần có phương pháp. Ăn đúng giờ – Ăn chậm – Ăn đa dạng – Ăn tập trung – Chỉ ăn khi tâm trạng thoải mái – Không ăn quá no…

Ăn đúng giờ vì dạ dày cũng cần hoạt động đúng giờ

Ăn chậm vì nhai kĩ no lâu, cũng hỗ trợ dạ dày tiêu hóa

Ăn đa dạng vì cơ thể cần đa dạng chất dinh dưỡng

Ăn tập trung cũng giống như bạn không thể phân tâm khi học bài

Ăn khi tâm trạng thoải mái vì việc tiêu hóa sẽ bị xếp thứ hai khi cơ thể chỉ đang chú ý vào cảm xúc

Ăn không quá no vì tránh dư thừa dinh dưỡng và làm dạ dày bị ốm

tại sao phải ăn

Ăn uống là chuyện của “tâm hồn”. Ta vẫn thường nghe nói có những “tâm hồn ăn uống” ấy nhỉ! Nhưng cũng cần biết làm thế nào để “tâm hồn” ấy thật khỏe – lành – mạnh nhé!

Tags
Chia Sẻ
Share on facebook
Share on pinterest
Share on twitter
Share on email